Hoàng Lộc Phát chân thành cảm ơn Khách hàng đã tin tưởng và ủng hộ chúng Tôi trong thời gian qua. Chúc Quý Khách sức khỏe và thành công.
Quá trình công nghiệp phát triển diễn ra ngày càng mạnh mẽ. Vì thế nhu cầu xây nhà kho, nhà xưởng ở tại Đồng Nai cũng tăng lên. Trên thị trường xuất hiện ngày càng nhiều nhà cung cấp các giải pháp xây nhà kho cũng như các nhà xưởng bằng nhà thép tiền chế. Tùy thuộc vào quy mô công trình và năng lực của mỗi nhà thầu mà giá thiết kế thi công công trình nhà xưởng khác nhau
Quy trình thiết kế nhà xưởng
1. Khảo sát và đưa ra phương án xây dựng
- Đơn vị thi công sẽ đến khảo sát địa điểm, mặt bằng nơi thi công dự án và đưa ra phương án thiết kế thi công tối ưu nhất.
- Sau đó sẽ đưa ra các phương án về cơ sở hạ tầng kỹ thuật, công nghiệp để có phương án thi công thiết kế nhà xưởng, nhà máy, nhà kho hợp lý hơn.
- Đối với những công trình được yêu cầu về kiến trúc như văn phòng hay bảo vệ nhà xưởng… đơn vị thi công sẽ đưa ra phương án thi công kiến trúc phù hợp nhất.
- Tối ưu các phương án quy định về môi trường và phòng cháy chữa cháy theo quy định của khu công nghiệp hoặc các cụm công nghiệp mà ta xây dựng nhà xưởng.
- Đưa ra các phương án cho kết cấu phần móng phù hợp với địa chất tại khu vực thi công nhà xưởng.
Tầm quan trọng của khảo sát thực địa đối với thiết kế và thi công nhà xưởng công nghiệp
2. Thiết kế bản vẽ sơ bộ cho nhà xưởng
- Hồ sơ kỹ thuật thi công phải có bản vẽ mô tả tổng mặt bằng công trình thi công hoặc bản vẽ về phương án tổng công trình được xây dựng theo tuyến.
- Mỗi nhà xưởng đều có những công trình yêu cầu về công nghệ. Những công trình này cần phải có sơ đồ về công nghệ hoặc bản vẽ công nghệ dây chuyền.
- Đối với công trình có yêu cầu kiến trúc, thì cần lập các bản vẽ, phương án kiến trúc.
- Lập các bản vẽ có phương án kết cấu.
3. Lên bản vẽ chi tiết, dự trù chi phí xây dựng
Bản vẽ sơ bộ sẽ là căn cứ để chủ đầu tư và đơn vị thi công bàn bạc với nhau để đi đến thống nhất về phương án thi công cuối cùng. Sau đó, bản vẽ thiết kế kho xưởng sẽ được đội ngũ kiến trúc sư và đội ngũ kỹ sư hoàn thành.
Ở giai đoạn này, bản vẽ sẽ thể hiện một cách chi tiết, cụ thể mọi hạng mục xây dựng, từ phương án kết cấu móng đến các chi tiết cấu tạo, bản vẽ khung thép tiền chế, quy cách đối với các loại vật liệu, các nút liên kết, các bản vẽ M&E, hệ thống phòng cháy chữa cháy và thoát hiểm cho các hạng mục như:
- Xưởng sản xuất
- Khu vực nhà kho
- Khu vực văn phòng
- Nhà ăn, căng tin và khu vực nghỉ ngơi của các cán bộ công nhân viên
- Bể ngầm
- Trạm điện
- Nhà bảo vệ, nhà kho
- Cổng, hệ thống tường rào…
Nhà thầu phải khảo sát thực tế trước khi bắt tay vào thiết kế thi công
Song song với việc hoàn thiện bản vẽ chi tiết, chủ đầu tư cũng cần tiến hành xin cấp phép xây dựng và cấp phép phòng cháy chữa cháy. Còn về phía chủ thầu và đơn vị thi công sẽ lập bảng dự trù kinh phí xây dựng, từng đầu việc và khỗi lượng công việc củ thể cần thực hiện cho tất cả các hạng mục. Bộ hồ sơ bao gồm bản vẽ thi công và bảng dự toán chi phí sẽ căn cứ để nghiệm thu công việc và khối lượng công việc hoàn thành sau này.
Lên bản vẽ và phối cảnh thiết kế chi tiết cảnh quan của công trình
Quy trình thi công nhà xưởng
1. Thi công móng
Thi công nền nhà xưởng là bước đầu tiên quan trọn va không thể thiếu. Vì nền móng sẽ ảnh hưởng đến độ bền chắc của toàn bộ phần nhà xưởng. Do vậy cần thực hiện theo đầy đủ các bước sau đây:
- Bước 1: San lấp đất nền. Tùy thuộc vào tình trạng đất nền hiện hữu ở vị trí thi công mà nhà thầu sẽ triển khai san lắp sao cho phù hợp nhất.
- Bước 2: Định vị trục tim. Đây là một bước vô cùng quan trọng vì vị trí trục tim chính là vị trí các móng cột được thi công theo bản vẽ.
- Bước 3: Đào móng hàng rào. Vì nhà xưởng có diện tích rất rộng nên hệ thống hàng rào bao quanh cũng rất cao và dài. Vì vậy, nó cần một nền móng vững chắc.
- Bước 4: Thi công móng và đà kiềng. Làm móng và đóng cọc sẽ dựa vào vị trí trục tim đã tìm được ở bước 2. Móng nhà xưởng làm bằng bê tông cốt thép với thiết kế móng đơn hoặc móng cọc.
- Bước 5: Lu lèn nền đất. Sau khi hoàn thành phần móng và nền đất sẽ được san lấp, lu lèn để đạt độ chặt theo như yêu cầu của bản vẽ.
- Bước 6: Lu nền đá cho xưởng. Chiều dày và độ chặt của lớp nền đá cũng cần phải tuân thủ như theo yêu cầu của bản vẽ.
- Bước 7: Thi công nền xưởng. Sau khi hoàn thành 6 bước ở trên, đơn vị thi công sẽ tiến hành làm cốt thép và đổ bê tông cho nhà xưởng.
2. Thi công khung thép kết cấu
Khung kết cấu thép là phần vô cùng quan trọng và được xem như xương sống của nhà xưởng. Đây là một trong những bước quan trọng nhất trong quy trình xây dựng nhà xưởng. Vì vậy, nhà thầu thi công cần phải đảm bảo độ vững chắc, chính xác, chịu lực của bộ khung thép. Để tăng độ chính xác ki lắp đặt khung thép, các đơn vị xây dựng cần sử dụng đến các thiết bị đo đạc hiện đại như máy chiếu laser, máy đo kinh vĩ…
Lắp đặt khung thép cho nhà xưởng bao gồm 2 phần chính:
- Lắp khung sắt, cột thép: Các khung sắt, cột thép sẽ được gia công trước ở nhà máy, sau đó sẽ được vận chuyển đến công trình. Tuỳ vào mặt bằng mà đơn vị thi công sẽ tiến hành lắp khung và cột từ giữa rồi đến hai đầu hồi hoặc từ một đầu hồi vào trong.
- Lắp xà gồ, giằng: Sau khi phần khung sắt và cột thép được lắp đặt xong, đội ngũ thợ thi công sẽ tiến hành lắp đặt hệ giằng để đảm bảo ổn định ngoài mặt phẳng khung và hệ xà gồ để tăng tính ổn định cho khung thép và nâng đỡ tấm lợp. Toàn bộ hệ thống này cần được đảm bảo độ chính xác, không bị xê dịch để các công đoạn sau được triển khai chuẩn chỉnh.
3. Thi công tường bao & mái
Phần tường ngoài và vách trong nhà xưởng có thể xây từ các vật liệu như tôn, gạch… Công đoạn này cần đảm bảo ăn khớp với thiết kế và phù hợp với phần cốt thép khung trong quy trình xây dựng nhà xưởng. Vách ngăn có thể được từ các vật liệu chống cháy, tấm thạch cao Gywall, cách nhiệt như tấm Samrtboard….
Sau khi dựng xong các vách ngăn và tường bao, đơn vị thi công sẽ tiến hành lắp dựng cửa ra vào, cửa sổ, cửa thông gió,… Sau khi hoàn thành, đội ngũ thợ kỹ thuật cần phải kiểm tra lại một lần các bulông đã bắt và các điểm nối giữa các tấm tôn, khe hở tại các ô cửa,… để tránh trường hợp bị dột, hắt nước khi trời mưa.
Việc lợp tấm tôn cũng đòi hỏi độ chính xác cực kỳ cao vì nó chính là điểm mốc cho các tấm tôn lợp tiếp sau. Sau khi hoàn thành phần mái, các tấm tôn lợp phải đạt yêu cầu: điểm nối gối lên nhau của các tấm tôn phải luôn nằm trên một đường thẳng và vuông góc với thanh xà gồ.
Và phần cũng quan trọng không kém là chống nóng cho mái tôn, giúp hạn chế luồng khí nóng và khí lạnh từ bên ngoài xâm nhập vào bên trong khu vực sản xuất. Lớp bông cách nhiệt cũng cần phải đảm bảo có mối nối thẳng, không bị gấp nếp hay co kép, nhăm nhúm.
Thi công tường bao và mái của nhà xưởng
4. Thi công hạ tầng
Xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng xung quanh nhà xưởng bao gồm: hệ thống mương thoát nước, sân, đường vào, kho bãi… Những hạng mục hạ tầng trên nhằm đảm bảo việc sản xuất và vận chuyển hàng hóa được diễn ra thuận lợi nhất.
5. Thi công hệ thống
Bước tiếp theo trong quy trình xây dựng nhà xưởng là thi công các hệ thống kỹ thuật cho nhà xưởng như: Hệ thống điện, nước, hệ thống thoát nước, hệ thống phòng cháy chữa cháy, hệ thống xử lý rác thải, hệ thống thông tin liên lạc,… Những hệ thống kỹ thuật này để đảm bảo cho nhà xưởng hoạt động trơn tru và hiệu quả nhất.
6. Hoàn thiện công trình
Tiếp theo sẽ đến công đoạn hoàn thiện nhà xưởng, lắp đặt máy móc, thiết bị va các hạng mục cuối cùng. Đội ngũ kỹ thuật viên sẽ kiểm tra lại một lần nữa là mối nối, bulông, ốc vít xem có vấn đền gì không. Khi mọi thứ đã được lắp đặt chính xác, đơn vị thi công sẽ đưa máy móc, thiết bị và dây chuyền sản xuất vào đúng vị trí như trong bản thiết kế.
7. Thi công cảnh quan
Sau khi hoàn thiện thi công cảnh quan nhà xưởng và bàn giao lại công trình cho chủ đầu tư.
Cảnh quan là bước cuối cùng trong quy trình thiết kế thi công nhà xưởng
8. Vệ sinh và đưa vào sử dụng
Sau khi hoàn thành những công đoạn trên, đội ngũ thi công sẽ vệ sinh sạch sẽ nhà xưởng lại một lần cuối trước khi đưa vào vận hành và sử dụng. Sau khi đảm bảo mọi thứ đã được lắp đặt chính xác, không còn lỗi nào về mặt kỹ thuật, đơn vị thi công sẽ bàn giao lại công trình cho chủ đầu tư.
Ngoài việc kiểm tra, vệ sinh khi vừa hoàn thiện, Nhà thầu Hoàng Lộc Phát còn phải thực hiện các công tác bảo hành, bảo trì, thường xuyên cho công trình. Việc này sẽ đảm bảo công trình hoạt động một trơn tri và bền bỉ theo thời gian.